Các nguyên tắc ghi hình chất lượng chọn góc quay trong quay phim quảng cáo

Để tránh những shot quay “hết thuốc chữa” đòi hỏi người quay phim quảng cáo, phải nắm vững về kỹ thuật quay phim. Đặc biệt việc lựa chọn góc quay là một trong những kỹ thuật quan trọng quyết định chất lượng của thước phim. Với việc thay đổi các góc quay, máy của bạn sẽ không thể “mọc rể” và cho ra đời những cảnh quay tẻ nhạt.

Các nguyên tắc ghi hình chất lượng chọn góc quay trong quay phim quảng cáo, SEo từ khóa, Quản trị website

TVCs quảng cáo là loại hình mang lại hiệu quả quảng cáo nhanh chóng và rộng rãi. TVCs quảng cáo có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi từ công sở đến trường học, gia đình, khu vui chơi… Không ai có thể phủ nhận hiệu quả nhanh chóng và rộng rãi của hình thức quảng cáo TVCs.

Đây là thể loại phim ngắn thông thường có thời lượng 30s, 15s, 10s. Trong đó kịch bản, hình ảnh, lời bình, âm thanh của phim TVC được các nhà chuyên môn nhắm đến là phải súc tích, cô đọng, hấp dẫn và đảm bảo đầy đủ các yếu tố của nghệ thuật điện ảnh.

Vì sao cần làm TVC quảng cáo?

Các nguyên tắc ghi hình chất lượng chọn góc quay trong quay phim quảng cáo, SEo từ khóa, Quản trị website

Sản xuất TVCs quảng cáo là cần chịu chi tiền mạnh tay nhưng nó mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho doanh nghiệp, công ty. Một TVC quảng cáo được sản xuất nhằm thể hiện rõ được những thước phim giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm, thúc đẩy trực tiếp hành động mua sản phẩm của người tiêu dùng. Những mẫu quảng cáo được lặp lại nhiều lần sẽ tác động đến trí não người dùng, khuyến khích khán giả tìm hiểu về thông tin của sản phẩm.

Quảng cáo cũng góp phần tạo mối liên kết giữa sản phẩm và nhu cầu tiêu dùng của khán giả. Người tiêu dùng sau khi coi quảng cáo có thể được nhắc nhớ lại sản phẩm và thúc đẩy họ mua sản phẩm trở lại. TVC cũng thường dùng để củng cố, thay đổi quan niệm về sản phẩm. Đặc biệt khi sản phẩm đang có mặt trên thị trường.

Vai trò của góc quay trong quay phim quảng cáo, sự kiện

Góc quay là một trong 04 yếu tố kĩ thuật quang trọng khi quay phim. Đó là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân xứng với vật hay hành động được quay quyết định cái gì sẽ xuất hiện trong cảnh đó.

Với những hình ảnh thể hiện trong góc quay nó sẽ là yếu tố quyết định đến việc khán giả sẽ được nhìn thấy cái gì: Sự việc (gần hay xa, trái sang phải, trên xuống dưới).

Trong khi quay phim sự kiện hoặc phim quảng cáo, việc lựa chọn góc quay sẽ ảnh hưởng đến tiến độ câu chuyện, chất lượng thẩm mỹ và góp một phần tạo nên tâm lý, thái độ tiếp nhận của khán giả.

Lựa chọn góc quay tốt bạn sẽ có những thước phim chất lượng là chất liệu cho hậu kì thêm dễ dàng và nhanh chóng. Nếu bạn đặt sai góc quay thì đó không đơn giản là sự vi phạm lỗi về mặt kĩ thuật, giết chết cái đẹp của khung hình mà còn góp phần truyền tải sai thông điệp mà kịch bản muốn truyền tải.

Một số thuật ngữ trong làm phim quảng cáo

Các nguyên tắc ghi hình chất lượng chọn góc quay trong quay phim quảng cáo, SEo từ khóa, Quản trị website

Trong bất kì ngành nào cũng có nhiều thuật ngữ cần nắm vững trước khi vận dụng thực tế. Nắm chắc những thuật ngữ trong phim quảng cáo tạo cơ sở để bạn thực hiện clip quảng cáo dễ dàng hơn. Sau đây là một số thuật ngữ cơ bản về quay phim quảng cáo bạn cần nắm.

Client: Khách hàng đặt quảng cáo.
Agency: nhằm để chỉ Công ty thực hiện các dịch vụ quảng cáo theo đơn đặt hàng.
Production House: Công ty sản xuất phim quảng cáo và các dịch vụ khác có liên quan theo đơn đặt hàng. Đôi khi client làm việc trực tiếp với Production House từ lên kịch bản đến sản xuất và hoàn thiện TVC. Đôi khi chỉ là chuyển lời thoại (lời bình) từ ngôn ngữ bất kỳ sang ngôn ngữ Việt.

Producer tức Nhà sản xuất. Người này là đại diện của Production House làm việc với Agency và Client. Vai trò cực kỳ quan trọng.
Director: Đạo diễn. Ở phim trường, ông này là vua.

Director Treatment: Xử lý góc máy của đạo diễn. Từ kịch bản của Agency, Director sẽ phát triển góc máy quay sao cho đẹp và hiệu quả nhất. Công việc này phải được sự chấp thuận của Creative Director và Client trước khi tiến hành quay phim.
Director Reel: Các tác phẩm của Director do Production House giới thiệu để Agency và Client chọn ai bỏ ai đạo diễn cho TVC.
Director of Photography (DOP)/ Cameraman: Người chuyển tải ý tưởng trên giấy của agency và tiếng la hét của Director thành những thướt phim đầy nghệ thuật, đậm cá tính.

Art Director/ Set Designer: Người chỉ đạo mỹ thuật và dựng cảnh cho phim. Họ hô biến một ngôi nhà hoang thành toà lâu đài, làm phép cho khung cảnh trở nên lung linh, long lanh, lấp lánh dưới bầu trời đầy sao.
Music Composer-Sound Engineer-Sound Designer: Người soạn nhạc cho phim.
Hair, Make-up: Nghệ sĩ tạo hình cho mái tóc, khuôn mặt, biến đẹp thành xấu, biến xấu thành tệ, biến hoa nhài thành hoa hậu, biến hoa hậu thành hoa gì… tuỳ bạn tưởng tượng.
Talent/ Extra Talent/ Background Talent: Diễn viên chính/ phụ/ quần chúng. Thù lao giảm dần tương ứng với vai diễn.
Voice Talent: Người lồng tiếng.

Các nguyên tắc ghi hình chất lượng chọn góc quay trong quay phim quảng cáo, SEo từ khóa, Quản trị website

Target Audience: Đối tượng của phim quảng cáo hay bạn xem đài.
Concept: Ý tưởng chủ đạo. Một concept có thể phát triển ra hàng triệu triệu kịch bản khác nhau. Ví dụ như “Chỉ có thể là Heineken” hết năm này qua năm khác.
Storyboard: Kịch bản quảng cáo được phát hoạ thành hình vẽ, miêu tả chi tiết cho từng cảnh quay. Đến đoạn nào thì ăn, đến lúc nào thì uống, đến khúc nào thì lăn đùng ra chết.

Shooting Board: Là bản phát triển chi tiết đến từng giây của Storyboard. Đây là phần việc của Director. (Mở ngoặc giải thích thêm cho khỏi lăn tăn. Trong Storyboard thứ tự các cảnh là 1-2-3-4-5-6-7-8-9, thì ở Shooting Board, các cảnh có thể thay đổi 2-4-6-3-5-7… Phải quay cho hết cảnh trên bờ rồi mới chuyển camera xuống ruộng.)
Shooting: Quay phim
Location: Địa điểm quay. Có thể trên trời, có thể địa ngục. Có thể ở Lâm Gia Trang, có thể là “Cồn Da Lạp”. Tiền nào cảnh đó.
Casting: Công tác tuyển chọn diễn viên.

Pre/ Post/ Production: Tiền kỳ/ Hậu kỳ. Giải thích lòng thòng nhễu nhão đôi khi không bằng ví von. Là đi chợ và trang trí (không nấu) món ăn TVC.
Production: Là quá trình xào, nấu, hầm, ninh,… miễn chín là được.
Pre Production Meeting (PPM): Là cuộc họp thân tình giữa những con người xa lạ tìm đến nhau để bốn mặt một lời bao gồm client, agency, producer và director. Thường trước ngày quay từ một đến hai ngày.
SFX/ Sound Effects/ Special Effects: Kỹ xảo âm thanh hay hiệu ứng đặc biệt. Tiếng rao, tiếng rên, tiếng nổ và nhiều tiếng động linh tinh khác.
Computer Graphic Animation (CG): Có thể hiểu là cách biến hoá trên máy tính làm cho hình ảnh nhảy múa vui mắt. Số tiền đốt vào đây khá lớn.
Off-Line: Là từ ngữ có nghĩa TVC đã quay xong nhưng chưa xử lý nhiều, chỉ cắt ráp đơn giản để kiểm tra, nhận feedback từ phía agency và client. Đây là giai đoạn xuất thô.
On-Line: Hình ảnh, âm thanh, lời thoại đã nhập một, sẵn sàng đem phát sóng hay dự thi tranh giải. Đây là giai đoạn xuất tinh.
On-Air: TVC đang phát sóng hay đang chạy.
Off-Air: TVC ngừng phát sóng hay ngủ đông (có thể ngủ luôn).
Khi làm phim quảng cáo nắm bắt các thuật ngữ sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc triển khai thực hiện các bước sản xuất quảng cáo, tránh những sai phạm vướng mắc ngay từ đầu. Nếu dùng một cái đầu rỗng để làm phim ắt hẳn bạn sẽ không thể thành công. Ngoài nắm bắt kiến thức cơ bản thì việc tìm kiếm một đối tác tin cậy cho doanh nghiệp của bạn cũng rất quan trọng.

Một số góc quay cơ bản được áp dụng khi quay phim

Các nguyên tắc ghi hình chất lượng chọn góc quay trong quay phim quảng cáo, SEo từ khóa, Quản trị website

Khi quay phim quảng cáo việc lựa chọn góc máy là công việc cần thiết. Thực tế góc máy trong khi quay khá đa dạng phụ thuộc vào yếu tố. Những góc quay hoàn hảo không phải được set up từ trước mà hình thành khi đặc vị trí máy và sự thay đổi bối cảnh. Khi quay phim lâu năm, nhiều người chỉ dựa vào trực giác vẫn có thể thiết kế góc quay hoàn hảo. Tuy nhiên về cơ bản một số góc máy vẫn được dùng trong hầu hết các phim quảng cáo, sự kiện mà các cameraman luôn tuân thủ.

Góc máy ngang

Góc quay này tạo cho thước phim sự kiện những cảnh giống y như thật, diễn tả đầy đủ khung cảnh nhưng ít kịch tính hơn. Người cầm máy có kinh nghiệm thường sử dụng góc quay này để quay cận cảnh, những cảnh quay ngang đồng thời còn có tác dụng để tạo nên tình huống và chuẩn bị cho khán giả một cảnh liên quan.

Góc máy cao

Góc máy cao cho phép đưa toàn cảnh sự kiện, cho phép đạo diễn lấy được cái nhìn bao quát. Sử dụng góc quay này trong quay phim sự kiện chuyên nghiệp sẽ dễ dàng đưa đến cảm xúc cho người xem, tạo cảm giác mạnh mẽ hơn về sự việc đang diễn ra trên màn ảnh khiến họ chú ý hơn, yêu thích sự kiện và thương hiệu hơn, họ cũng sẽ nhớ về sự kiện lâu hơn và ghi nhận một cách dễ dàng thông điệp của sự kiện mà doanh nghiệp muốn chuyển tải khi tìm đến và sử dụng dịch vụ quay phim sự kiện.

Làm quảng cáo TVCs không chỉ phát huy sức công phá khi tiếp cận đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh và thoả mãn đúng nhu cầu của khách hàng. Như vậy TVC là phượng tiện cực kì hữu ích giúp chuyển thông tin từ nhà sản xuất đến khách hàng mục tiêu. Sự tác động lặp lại của các sản phẩm quảng cáo sẽ góp phần khuyến khích hành vi mua hàng của người dùng.

Các nguyên tắc ghi hình chất lượng chọn góc quay trong quay phim quảng cáo, SEo từ khóa, Quản trị website

Chi phí sản xuất là yếu tố đầu tiên được hầu hết các doanh nghiệp cân nhắc khi làm phim quảng cáo. Nếu đã thự hiện TVC bạn phải chi một số tiền khá lớn để có được một sản phẩm ưng ý và hiệu quả. Chi phí sản xuất không nhỏ chưa kể đến cả chi phí quảng cáo trên truyền hình, điều đó đòi hỏi toàn bộ quy trình sản xuất phải thật kĩ lưỡng nhất là khi ghi hình.

Chất liệu hậu kì được lấy từ ghi hình. Nếu ghi hình không tốt bạn sẽ hủy hết mọi chất liệu giúp hậu kì thực hiện công tác chỉnh sửa và ra lò video. Dù có chuyên nghiệp đến đâu hậu kì cũng không thể cứu chữa những thước phim đã hỏng không thể sử dụng.

Khâu ghi hình là giai đoạn tập trung sức mạnh tổng hợp của toàn bộ ekip từ đạo diễn, quay phim, diễn viên thậm chí là các trang thiết bị kĩ thuật. Ghi hình không tốt bạn đã làm ảnh hưởng đến sự nỗ lực chung của cả đội ngũ thực hiện và công tác ghi hình lại cũng hết sức khó khăn, tốn kém.

Khi ghi hình trong quay phim quảng cáo bạn cần lưu ý những gì?

Bố cục ghi hình

Các nguyên tắc ghi hình chất lượng chọn góc quay trong quay phim quảng cáo, SEo từ khóa, Quản trị website

Bố cục: là sự sắp xếp thông tin trong một khuôn hình, thu hút sự tập trung của người xem vào một vùng nào đó của hình ảnh, giảm thiểu và loại bỏ nhưng chi tiết làm mất tập trung.

Quy tắc 1/3: Nếu màn hình chia đôi hay chia bốn, sẽ cho những hình ảnh tĩnh và tẻ; một màn hình chia ba theo chiều ngang và chiều dọc sẽ tạo nên sự năng động, hấp dẫn hơn. Khi đó, điểm mạnh rơi vào điểm giao nhau và khu vực 1/3 theo chiều ngang và dọc sẽ tập trung những chi tiết quan trọng.

Quy tắc không gian

Các yếu tố không gian là điều không thể bỏ qua khi quay tvc quảng cáo. Không gian thở (headroom): khoảng cách phía trên đầu đến mép màn hình phía trên. Khi ghi hình nên tránh để hình một người đầy chặt tới đỉnh khuôn hình làm cho gò bó, chật hẹp; ngườc lại, không để khoảng cách này lớn, sẽ mất cân đối và nặng đáy.

Không gian thở thay đổi theo cỡ cảnh. Cỡ cảnh càng lớn, càng cần nhiều không gian thở và ngược lại. Khoảng cách này dao động từ 1/10 đến 1/8 chiều dọc khuôn hình. Ngoại lệ duy nhất là cận đặc tả có thể cắt ngang trán, hoặc ngang cằm.

Không gian nhìn (looking room): phần màn hình phía hướng nhìn phải lớn hơn phía sau, ngoại trừ nhìn trực diện máy ghi hình. Nếu không gian cho hướng nhìn hẹp sẽ mất cân đối, tạo nên sự gò bó. Nếu mặt người càng nghiêng thì khoảng nhìn càng phải lớn để duy trì cân bằng. Quy tắc này tương tự với trường hợp của chuyển động.

Không gian di chuyển (walking room): phần màn hình hướng chủ thể di chuyển tới nhìn phải lớn hơn phía sau, ngoại trừ hướng di chuyển thẳng vào camera, trực diện máy ghi hình. Ghi chú: chuyển động vào gần hay xa camera thì mạnh hơn chuyển động ngang. Đối với chuyển động ngang, phải lấy khuôn hình cẩn thận, đảm bảo không gian hình và không gian thở cho hành động đó, hoặc nếu có hành động khác cùng diễn ra.

Góc máy thấp

Các nguyên tắc ghi hình chất lượng chọn góc quay trong quay phim quảng cáo, SEo từ khóa, Quản trị website

Sử dụng để quay các cảnh gần, quay cảnh nhóm, quay cho một cảnh nhất định nào đó nhằm tạo ra sự kết nối đặc biệt giữa khán giả với tình huống nào đó đặc biệt đang diễn ra trong sự kiện, tạo ra góc quay khác biệt nhằm tạo nên sự chú ý đặc biệt ở người xem về một cảnh/ nhân vật nào đó mà thước phim sự kiện cần tập trung truyền tải.

Các kiểu chuyển động thường gặp trong quay phim sự kiện, quảng cáo chuyên nghiệp
Khi quay phim các chuyển động máy quay cũng làm thay đổi các góc máy thường dùng. Các chuyển động của máy quay trong khi quay phim có tác động lớn đến chất lượng thước phim.

Khi di chuyển các động tác máy thường gặp

Pan Left/Right di chuyển góc quay theo chiều ngang nhằm giới thiệu cảnh vật, nhân vật từ trái sang phải.

Tilt Up/Down cũng là một các động tác máy thường được sử dụng. Với Tilt, bạn sẽ di chuyển góc quay theo chiều dọc từ trên xuống khắc họa nỗi hất vọng, buồn rầu, nguy hiểm,… hoặc từ dưới lên diễn tả ước muốn, ngưỡng mộ, nhẹ nhàng, hạnh phúc,…

Các nguyên tắc ghi hình chất lượng chọn góc quay trong quay phim quảng cáo, SEo từ khóa, Quản trị website

Quay Zoom cũng là những động tác thường thấy khi nhấn mạnh vào nhân vật chủ thể hoặc tạo sự thay đổi mối quan hệ giữa chủ thể và bối cảnh.

Tuy nhiên trong khi quay phim sự kiện người quay phim cần có nhiều kinh nghiệm để di chuyển một cách linh hoạt làm sao không ảnh hưởng đến diễn tiến/ chuyển động của sự kiện mà vẫn đảm bảo lấy được những cảnh lướt đẹp mắt giúp lấy được nhũng hình ảnh chuyển động uyển chuyển mà còn cho phép kỹ thuật viên hậu kỳ có sự lựa chọn giữa cảnh tĩnh và cảnh động khi đang chỉnh sửa phim.

Doanh nghiệp thường đầu tư hàng trăm triệu đồng cho các sự kiện quan trọng, hãy để đồng tiền chạy đến đích, hãy để sự kiện là cầu nối quảng bá cho sản phẩm/ thương hiệu của bạn bằng dịch vụ quay phim sự kiện chuyên nghiệp.

Ngoài ra nhiều nhân tố cũng tác động rất lớn đến góc máy như bối cảnh, hiện trường, ngoại cảnh, thời tiết, thiết bị, diễn viên… Các góc máy linh hoạt thay đổi hoặc dựa vào kinh nghiệm của người quay phim để tạo ra những thước phim hoàn hảo nhất.

Kỹ thuật quay phim cần lưu ý

Các nguyên tắc ghi hình chất lượng chọn góc quay trong quay phim quảng cáo, SEo từ khóa, Quản trị website

Phim ảnh là một loại hình nghệ thuật đòi lao động chất xám cao trong ý tưởng lẫn sự khéo léo và thành thạo trong kĩ thuật. Tìm hiểu và quen thuộc với các kĩ thuật quay phim sẽ góp phần giúp bạn sở hữu những thước phim đẹp mắt và ấn tượng.

Cỡ cảnh

Cảnh quay (shot) là đơn vị nhỏ nhất trong lĩnh vực phim ảnh đồng thời cũng là yếu tố đầu tiên con người nhắc đến khi bàn về cách quay phim. Cỡ cảnh trong phim bao gồm toàn, trung, cận và đặc tả, được tính bằng thời gian trong một lần bấm máy trên máy quay. Nếu không rõ ràng về cảnh quay bạn sẽ dễ tạo ra những cảnh hỏng, không dùng được thậm chí hậu kì cũng rất khó cứu chữa.

Viễn cảnh: là cảnh quay với bối cảnh rộng, con người trong cảnh chỉ mang tính chất tham dự, một chủ thể nhỏ có thể không thấy rõ.
Toàn cảnh: là cỡ cảnh thường xuyên được sử dụng trong phim. Người xuất hiện toàn thân trong cảnh, thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể và bối cảnh xung quanh.
Trung cảnh : Người lấy quá nửa từ đầu gối, thướng cắt nhân vật ở thắt lưng trở lên, con người chiếm tỉ lệ lớn trong khung hình đồng thời các hành động, đặc điểm của nhân vật được thể hiện rõ ràng.
Cận cảnh : được gọi là cỡ cảnh quay đầu nhân vật trong khung hình được lấy từ ngực trở lên. Người xem có thể nhìn một cách chi tiết về các bộ phận, biểu cảm trên gương mặt cho biết người đó là ai.
Đặc tả : là một khung cảnh dùng để nhấn mạnh chi tiết nào đó trên bộ phận cơ thể con gười hay đồ vật. cảnh quay được cắt từ cằm đến trán, miêu tả chi tiết hơn cận cảnh.

Góc quay

Các nguyên tắc ghi hình chất lượng chọn góc quay trong quay phim quảng cáo, SEo từ khóa, Quản trị website

Góc máy cũng là một trong những yếu tố cấu thành nên kĩ thuật quay phim chuyên nghiệp. Đó là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân xứng với vật hay hành động được quay.

Góc ngang (vừa tầm mắt): để diễn tả cảnh giống như thật nhưng ít kịch tính. Người ta cho là nó cung cấp cái nhìn bình thường và thường quay từ độ cao 1.2 m đến 1.8 m. Tầm mắt của nghệ sĩ ( chứ không phải của nhà quay phim ) quyết định chiều cao của máy quay, và đặc biệt chủ yếu trong những khi quay cận cảnh.

Góc cao: Máy quay nhìn xuống đối tượng. Góc quay này làm cho người xem cảm thấy cuốn hút và mạnh mẽ hơn. Theo kỹ thuật thì nó có thể cho phép đạo diễn có cái nhìn bao trùm hết mặt đất và hành động trong chiều sâu. Cảnh như vậy cũng sẽ có khuynh hướng làm chậm hành động lại và giảm bớt độ cao của sự vật hay nhân vật ( theo luật xa gần ). Nét đặc trưng cuối cùng này có thể gây ra nhiều hiệu quả tâm lý phụ.

Góc thấp: máy quay thường đặt ở dưới nhìn lên sự vật. Góc quay này làm cho người xem cảm thấy thanh toát, tọa lên kịch tính và đẩy nhanh diễn biến phim.

Động tác máy

Động tác máy là yếu tố kĩ thuật quay phim cần lưu ý khi quay. Đó là sự thay đổi tiêu cự ống kính thông qua tác động của chủ thể quay phim nhằm thể hiện một giá trị về nội dung, hoặc thông điệp. Động tác bao gồm các động tác cơ bản là pan, tilt up, tilt down và zoon.

Chuyển động máy quay là sự di chuyển ngang, dọc, theo đường ray ( sự chuyển động của máy quay trên một đường ray ngắn đặt sẵn quay theo vật thể di chuyển ) và phóng to thu nhỏ. Theo quy định, một nhà quay phim sẽ chạy máy quay ở vị trí nhất định trong một thời gian ngắn trước khi bắt đầu chuyển động, và đứng im một lần nữa sau khi hoàn tất chuyển động.

Độ dài

Thời lượng là yếu tố kĩ thuật cần được chú ý khi bấm máy. Những cảnh quay quá dài hoặc quá ngắn sẽ mang lại những hiệu ứng khác nhau. Ẩn ý ở độ dài cảnh cũng tác động đến khâu hậu kì phim lẫn thành phẩm video.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CHAT 💬 ZALO