Để quay phim bằng điện thoại thì bạn phải có một chiếc điện thoại hỗ trợ quay phim chất lượng cao. Chẳng hạn như quay full HD hoặc hỗ trợ các chức năng phụ như là quay timeslap hay slowmotion.
Trước khi bắt đầu bấm máy bạn phải có được sự chuẩn bị cần thiết. Nhất là thiết bị, diễn viên và bối cảnh. Bởi quay phim thì phải có diễn viên diễn xuất và có kịch bản cụ thể.
Để quay phim bằng điện thoại không bị rung các bạn nên, lựa chọn cho mình một chiếc smartphone có hỗ trợ chống rung. Để giảm bớt độ rung do tay cầm không chắc.
Nếu smartphone của bạn không hỗ trợ chức năng này. Thì bắt buộc bạn phải rèn luyện được độ mượt mà khi di chuyển các góc máy.
Động tác tay
Phải dùng cả hai tay giữ thật chặt hai bên thân máy. Đồng thời thả lỏng ngón tay cái bên phía nút bấm quay phim. Để khi mọi thứ đã sẵn sàng thì chỉ việc bấm quay.
Đặt máy
Không đặt máy quay cao so với tầm nhìn của mắt. Vì như vậy bạn sẽ không kiểm soát được góc máy và không làm chủ được hình ảnh. Bạn phải nhắm chừng được góc máy phải ngang bằng với mắt nhìn của nhân vật.
Nếu nhân vật quá cao thì bạn cần đẩy góc máy lên cao hoặc có thể đứng lên vật dụng hỗ trợ chiều cao. Điều này giúp bạn làm chủ được góc máy trên tay. Và chủ động được mọi việc để không bị rung lắc.
Cách quay phim bằng điện thoại sao cho đẹp
Yêu cầu về điện thoại
Bạn nên lựa chọn một con điện thoại xin sò nếu muốn làm vlogger chuyên nghiệp. Còn không thì cứ quất một em có đủ các tính năng quay phim hiện nay. Không nên sử dụng các dòng điện thoại quá cũ. Cũng như không tích hợp nhiều công nghệ tối ưu. Vì như thế sẽ làm bạn gặp rất nhiều khó khăn để quay phim bằng điện thoại chuyên nghiệp.
Trên thực tế thì có rất nhiều dòng điện thoại được trang bị cũng như tích hợp các tính năng quay phim. Đều có những quy tắc chung về thông số và các kỹ thuật cơ bản.
Để có được các video chất lượng bắt buộc bạn phải có được hai yếu tố chính là:
Kỹ năng quay phim
nghệ thuật quay phim.
Chuẩn bị
Chuẩn bị một chiếc điện thoại có trang bị đầy đủ camera tích hợp các vi xử lý hiện đại càng tốt.
Pin đầy và có chuẩn bị theo sạt dự phòng càng tốt.
Kiểm tra camera có dín bụi hay ẩm móc gì không? và nên lâu sạch bằng khăn lâu chuyên dụng. Không để bị trầy camera vì như thế khi quay hình thì các source clip không bị ám đen. Làm ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh.
Sẵn sàng các chân máy như Tripod, chân nhện hay các loại gymbal chống rung.
Tắt chuông điện thoại trước khi bấm máy.
Mỗi khi quay một video clip mới nên xoá bỏ hết các video clip cũ trong máy. Để khi dựng không phải mất thời gian lọc và giảm thiểu tình trạng hết bộ nhớ khi đang quay.
Thao tác và cài đặt chi tiết
Nhiều người cho rằng cầm kiểu nào cũng được miễn là có nhân vật trong khung hình. Tuy nhiên, cầm máy đúng cách sẽ giúp bạn được nhiều thứ:
Có được những khuôn hình chuẩn theo ý muốn về bố cục.
Làm chủ hình ảnh và không bị rung lắc (hình ảnh bị rung lắc nhiều sẽ không ai muốn xem).
Cầm chắc tay để máy không bị va vẹt hay bị rơi khi đang quay.
Khi bạn cầm mấy đúng quy tắc thì mọi người xung quay sẽ phần nào thấy được vẻ đẹp lao động của bạn.
Quy tắc cầm máy
Với điện thoại một điều cơ bản thì ai ai cũng biết là có hai cách cầm điện thoại quay phim là:
cầm máy đứng (máy nằm dọc)
cầm máy ngang (máy nằm ngang)
Khi bạn cầm máy đứng quay video thì cho ra khung hình đứng. Nhưng khung hình này rất ít sử dụng trên các trang mạng xã hội. Cũng như về quy tắc quay phim cũng vậy.
Thế nên để quay video chuyên nghiệp thì buộc bạn phải cầm máy nằm ngang. Ngoại trừ phải quay dọc do có mục đích nào đó hay để sử dụng phù hợp với công việc. Quay phim bằng điện thoại chuyên nghiệp thì phải là khung ngang còn gọi là khung 16:9.
Khung hình phổ biến
Về khung hình thì chúng ta cần phải nhận định thêm. Đó là các khung hình thích hợp để quay video về chủ đê gì?
Thông thường các video trên youtube tỉ lệ tuyệt đối là khung hình 16:9. Nhưng đa phần là MV, gameshow hay các chương trình đầu tư mang tính chất thương mại. Bạn có để ý bạn sẽ thấy trên facebook, instagram khung hình vuông bây giờ được sử dụng khá nhiều.
Khung hình trên điện thoại
Còn lại hầu hết các ứng dụng phần mềm hỗ trợ quay phim được trang bị mặc định. Trên các smartphone hiện nay là khung hình chữ nhật. Và khung hình này được sử dụng để quay phim kỹ thuật số chuyên nghiệp vì các vấn đều sau:
Cho ra một khung hình đúng chuẩn điện ảnh, dễ dàng canh chỉnh bố cục và chuyên nghiệp.
Phù hợp với các nền tảng đầu ra như tivi, youtube, hay các phương tiện truyền thông. Điều quan trọng là hỗ trợ tối ưu cho hậu kì của bạn khi đưa ra các phần mềm xủ lý. Khi để khung dọc upload lên youtube thì hình thường bị co lại ở giữa rất bé. Còn hai bên bị trống tạo nên vệt đen, rất khó xem.
Thực ra cầm máy theo chiều ngang giúp bạn có tư thế cầm chắc chắn hơn. Giữ được cân bằng hai bên đầu của máy, điều khiển được thân máy theo ý mình.
Nhưng nhược điểm ở tư thế cầm này là các đầu ngón tay dễ vướng vào camera. Cũng như hoạt động sẽ dín vào âm thanh trong lúc ghi hình, điều này khá bất tiện phải không?
Nếu gắn máy lên chân tripod hay gậy tự xướng và cầm một tay thì như thế nào?
Cách cầm như thế này có khá nhiều bạn áp dụng và đánh giá cao. Nhưng riêng với mình thì cầm kiểu này không an toàn cho khung hình. Cũng như không chắc chắn cho các góc quay.
Nếu ngược lại ta sử dụng hẳn luôn gymbal chống rung thì sẽ ok hơn. Vì như thế sẽ giúp cho các bạn được sự cân bằng góc máy và giảm thiểu độ rung lắc của máy. Việc của bạn là lấy hình và lia máy cho phù hợp nhất.
Cài đặt thông số kỹ thuật (setup)
Trước khi bấm máy thì bạn nên vào trong để xem cài đặt máy về khung hình, Chế độ màu sắc như thế nào?
Tỉ lệ khung hình
Việc đầu tiên là bạn nên kiểm tra khung hình xem đã đúng với tỉ lệ cần quay chưa. Như là khung hình 16:9 hay khung 4:3. Chất lượng video mà bạn muốn quay là bao nhiêu như là 4K, 2K hay full HD.
Lưu ý các cài đặt này bởi vì nó rất cơ bản. Thông thường thì máy đã mặc định full HD. Nếu bạn muốn cài đặt lại thì vào trong và thiết lập lại các chi tiết này nhé.
Chất lượng khung hình
Về chất lượng khung hình 4K thì chi tiết hình sẽ gấp đôi 2K và đó cũng là chất lượng video. Còn bạn muốn từ 4K xuống 2K hay 2K lên 4K thì bạn có thể chỉnh ở khâu hậu kì. Nhưng hiển nhiên một điều là 4K xuống 2K thì chất lượng vẫn tốt hơn 2K lên 4K nhé.
Điều đó cũng nói lên rằng dung lượng mà để chứa các đoạn video cho 4K sẽ phải tốn gấp đôi 2K. Và còn ảnh hưởng rất nhiều về hậu kì nếu máy dựng của bạn không đủ mạnh. Việc dựng video 4K tốn rất nhiều thời gian, Do vậy tại sao đa phần là quay full HD chứ không quay 4K.
Mà với các bạn muốn quay phim bằng điện thoại chuyên nghiệp thì chất lượng full HD là đã quá đủ. Không cần phải chạy theo thời buổi khi không cần thiết. Tại vì thực sự nếu bạn xem trên máy tính hay điện thoại thì hai chất lượng này không khác gì mấy. Chỉ khác nhau trên rạp phim với màn hình cực to thôi.
Tốc độ màn trập
Về tốc độ màn trập là Frame thì nên để tối thiểu 30frame/s. Nếu quay các video bình thường không cần slowmotion. Và tối thiểu 60frame/s với các video muốn có slowmotion.
Frame càng cao thì chất lượng slowmotion của video bạn càng tốt và hấp dẫn hơn.
Tốc độ màn trập là điều kiện cần để có chất lượng tốt. Cũng như xử lý lượng ánh sáng đi vào cảm biến mà máy thu được. Do đó việc hiểu biết để sử dụng tốc độ màn trập sẽ giúp ích cho bạn về chuyên môn và tính toán được tối ưu nhất.
Cài đặt chế độ quay nhanh
Làm quen với việc bật nhanh camera sẽ giúp bạn chủ động linh hoạt hơn. Trong những trường hợp tức thời một cách nhanh chóng. Để không bỏ lỡ những khoảnh khắc quan trọng cần thiết.
IPhone
Hầu hết nhiều dòng smartphone hiện nay đều được thiết lập mặc định chế độ mở nhanh camera. Ví dụ như các dòng máy iphone có cài đặt phiên bản iOS 9. Chỉ cần nhanh tay vuốt lên và chạm vào icon camera ngoài màn hình khoá thì đã bật lên được camera. Hoặc có thể bạn vào setting để cài đặt các phím tắt quen thuộc riêng cho chế độ này. Ví dụ như ấn nút hôm hai lần.
Samsung
Đối với dòng máy của Samsung cũng được cài đặt tương tự như iPhone. Nếu khi bạn mua máy mới và không có sài phim tắt cho chức năng quay phim. Thì hiển nhiên bạn phải cài đặt lại trong phần cài đặt của máy. Giúp bạn ưu tiên và nhanh nhạy trong việc quay video clip trên điện thoại, các bước cài đặt như sau:
Đối với điện thoại samsung : Vào setting -> chọn Advanced features (tính năng nâng cao) -> tìm và tích bật tính năng Quick launch Camera lên.
Khi cài đặt xong bạn thử tắt màn hình và ấn nút home hai lần xem đã cài đặt thành công chưa nhé.
Sau khi camera được mở lên bạn muốn chuyển sang các chế độ quay khác thì cứ thao tác trượt sang trái hoặc phải. Ngoài ra bạn cũng nên sử dụng nút âm lượng để chụp – quay phim tiện lợi hơn. Bởi vì đỡ phải ảnhh hưởng tới nút home ảo trên màn hình khi đang quay – chụp.
Các thao tác máy cơ bản
Khi mới bắt đầu tập quay phim bằng điện thoại thì thao tác của bạn như thế nào?
Có phải khi bạn muốn quay là nhanh tay bật máy lên rồi cứ thể quay chứ không để ý hay không theo quy tắc nào cả. Kết quả là hình out nét và nét đá tung chảo hay rung lắc quá mạnh, cảm giác khó chịu khi xem lại.
Thật ra khi mới bắt đầu thì đa số ai cũng như vậy thôi. Không nghĩ nhiều đến các quy tắc hay nguyên tắc nào cả cứ bấm máy lên là quay. Nhưng đó là những ngày đầu và các bạn nên tập cho mình các quy tắc cũng như bổ sung thêm các kiến thức chuyên môn. Để sau này video được cải thiện và dễ xem hơn nhé.
Thao tác cầm máy nên đảm bảo các yêu tố sau:
Đảm bảo khung hình không rung lắc
Đây là nguyên tắc cơ bản ngay từ đầu học quay phim bắt buộc bạn nên nhớ và chú ý. Một source quay bị rung lắc thể hiện người quay không chuyên nghiệp. Cũng như rất khó chịu khi xem. Tệ hại hơn source video đó không thể sử dụng và ảnh hưởng tới mọi người trong ekip.
Đối với điện thoại thì giảm thiểu độ rung lắc khó khăn hơn rất nhiều so với máy quay chuyên nghiệp. Tại vì kích thước nhỏ khó cầm cũng hạn chế nhiều về diện tích tiếp xúc bề mặt máy với bàn tay.
Để khắc phục vấn đề này bạn có thể áp dụng một số thủ thuật sau:
Cầm chắc thân máy.
Nín thở khi quay (hoặc thở đều từng nhiệp nín thở lâu hơi bị ngộp).
Di chuyển máy một cách nhè nhẹ có độ mềm.
Tìm điểm tựa: Khi quay phim bạn cũng nên chú ý đến mọi thứ xung quanh xem có thể tận dụng được bàn, ghế. Hay các vật dụng có thể cho máy tựa vào để đảm bảo vị trí khung hình. Và góc máy vẫn được giữ đúng vị trí. Thì bạn không cần phải cầm máy trên tay cũng như máy cũng không bị rung lắc do bạn nữa.
Sử dụng chân máy: Sử dụng chân máy thì luôn luôn đảm bảo tuyệt đối các góc quay không bị rung. Cũng như luôn cho kết quả tốt nhất khi quay. Việc sử dụng chân máy là cần thiết. Bởi các nhà làm phim chuyên nghiệp cũng phải sử dụng chân máy để quay. Chỉ khi không sử dụng ở các trường hợp góc máy hành động và phải di chuyển.
Sử dụng gimbal chống rung: Hiện nay các công ty điện tử sản xuất rất nhiều loại gimbal chống rung cho điện thoại. Tích hợp đầy đủ các chức năng chống rung và giá thành lại hợp lý. Nên việc đầu tư vào gimbal chống rung cho điện thoại cũng là cần thiết.
Quay nhiều cảnh
Cách thức quay như thế này được áp dụng nhiều vào các sự kiện, gameshow, các bản tin thời sự… Ví dụ như mỗi bản tin được chiếu lên là chuỗi ghép vài chục cảnh quay ngắn tốt nhất gộp lại.
Và có vài kỹ thuật quay chính như sau:
Cảnh quay tĩnh (máy fix): là góc máy từ lúc đầu bấm máy đến khi kết thúc giữ nguyên một bố cục và khung hình.
Lia máy: thay đổi góc máy liên tục, lia từ nhân vật này sang nhân vật kia. Theo chiều từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái. Góc máy này khá linh động. Mỗi source quay phải đảm bảo dài đủ từ 3-5 giây, để người xem bắt được ý đồ của góc máy này.
Di chuyển: Vừa quay vừa di chuyển theo nhân vật (có thể là đi bộ hoặc chạy). Máy này buộc bạn cần có thiết bị chống rung hỗ trợ.
Luôn quay đủ “góc máy”
Tức là bạn nên quay đủ các góc máy gồm: Toàn cảnh – trung cảnh – cận cảnh và đặc tả.
Ví dụ bạn muốn truyền đạt nội dung câu chuyện hình ảnh về các cầu thủ bóng đá. Thì bạn phải đạt đủ các góc máy để hình dung được câu chuyện đó như thế nào:
Các góc máy bạn phải có như sau:
Cảnh 1: Toàn cảnh sân bóng đầy đủ các cầu thủ và khán giả (thấy hết hiện trường).
Cảnh 2: Trung cảnh: một sô ít cầu thủ đang giữ bóng và kèm bóng.
Cảnh 3: Cận cảnh: một cầu thủ đang tăng tốc bóng ở dưới chân.
Cảnh 4: Đặc tả: Cầu thủ tung chân sút bóng.
Chỉ với 4 cảnh quay này mỗi cảnh dài khoảng 5 giây. Thì bạn có thể đưa đủ nội dung của trận đấu bóng đá đến người xem mội cách cụ thể nhất.
Ý nghĩa của các góc quay:
Toàn cảnh: giúp khán giả thấy được cũng như hình dung câu chuyện đang xảy ra.
Trung cảnh: mô tả câu chuyện đang xảy ra.
Cận cảnh: mô tả chi tiết về câu chuyện.
Đặc tả: Nhấn mạnh vào chi tiết hay chủ đề của câu chuyện. Đây là góc máy đẹp nhất và cũng là hay nhất của các câu chuyện mà bạn muốn nói đến.
Cũng không nhất thiết mỗi câu chuyện phải đủ 4 góc máy này. Bạn cũng nên đưa ra ý kiến để lựa chọn các góc máy phù hợp và đẹp.
Không nên zoom khi đang quay bằng điện thoại
Kỹ thuật này không nên khi đang quay bởi vì:
Zoom trên điện thoại khác xa so với zoom trên máy quay chuyên nghiệp. Bởi nó theo số liệu hay thuật toán mặc định hay con gọi zoom số. Vì vậy khi zoom là nó theo tỉ lệ của phần mềm nên chúng ta không đảm bảo được vấn đề out nét khi phóng quá to nhân vật. Cái chi tiết trên hình sẽ bị vỡ và noise rất xấu và thiếu chuyên nghiệp.
Mặt khác zoom trên điện thoại thao tác sẽ không được chắc chắn dễ ảnh hưởng tới source đang quay và có thể sẽ bị quay lại.
Khắc phục là bạn nên zoom bằng cách di chuyển máy phóng to bằng cách đi cách xa hơn nhân vật zoom cận thì gần lại hơn với nhân vật.
Chọn góc máy
Nhiều bạn quay phim bằng điện thoại có tính hay ngại nên chỉ đứng yên một chỗ quay. Làm cho góc máy bị giới hạn cũng như không đạt được chất lượng tốt khi ra sản phẩm. Việc này nói nghe rất nực cười nhưng hoàn toàn có thật.
Đối với tôi khi quay phim bạn phải là một camera có tâm và không để tâm chuyện gì ngoài tập trung hết mình. Bạn nên sáng tạo góc máy giống như bạn thay đổi các góc máy liên tục làm cho hấp dẫn nhất. Cũng có thể quay từ dưới lên cũng có thể quay từ trên xuống. Quay có tiền cảnh cho đẹp mắt hơn như dùng bông hoa để làm tiền cảnh hay phía sau một bóng người…
Quay chủ thể chuyển động
Khi quay chủ thể chuyển động thì bạn rất khó kiểm soát cũng như theo kịp tốc độ của chủ thể. Và thông thường thì chủ thể sẽ có xu hướng lao ra ngoài ống kính của bạn. Bất cập ở việc lấy nét khi chuyển động quá nhanh và không chủ động được góc máy. Vì thế bạn không nên đuổi theo chủ thể một cách máy móc như vậy. Mà hãy đoán trước được hướng đi của chủ thể và setup góc máy chỗ đó. Và đợi chủ thể đi qua để lấy được một cú máy tốt nhất và có chủ động.
Nếu quay chuyển động mà được hỗ trợ thiết bị chống rung kèm theo kỹ năng chuyên nghiệp thì quá ok luôn.
Kỹ thuật “trám hình”
Lưu ý: Trong trường hợp bạn phải quay hết một bài hát 5 phút. Mà chương trình không thể dừng khi bạn muốn lấy được hình ảnh của khán giả. Thì bạn dùng chiến thuật trám hình. Khi đang quay bạn không nên di chuyển và bắt luôn khán giả trong source đó, như vậy góc máy đó sẽ không chất lượng. Mà bạn nên bấm dừng và bắt đầu quay source mới lúc nàu góc máy thay đổi và đang bắt khán giả.
Quay trước để trám hình
Có thể các bạn sẽ thắc mắc là khi quay một tiết mục mà điện thoại đang bắt và chỉ bắt mỗi ca sĩ đang hát. Thì làm sao trong thời gian đó có được góc máy bắt được cả khán giả ngồi xem và vỗ tay. Mà chất lượng lại rất ok cũng như chỉnh chủ về hình ảnh?
Thực ra là bạn có thể quay trước các cảnh này để khi dựng lại chèn vào. Nhưng phải có sắp đặt để sự việc xảy ra có logic.
Hoặc bạn có thể đặt góc máy bắt ca sĩ fix cố định một chỗ nào đó mà bạn thấy đẹp nhất. Sau đó bạn dùng thêm một điện thoại nữa để bắt khán giả, lúc này là có 2 máy được sử dụng cho 2 góc quay. Việc của bạn là về lấy góc máy của khán giả đẹp nhất và đúng thời điểm ghép vào thôi.
Nhược điểm
Tuy nhiên ở cách 1 bạn cần lựa chọn hình ảnh thật kỹ, không để 2 góc máy bắt được một nhân vật trong khoảnh khắc đang hát và ngồi nghe hát bởi họ không thể cũng lúc mà vừa hát vừa nghe như vậy là sai sai rắc–co.
Kỹ thuật này được sử dụng khá nhiều trong các linh vực phim truyền hình, điện ảnh, Mv… và có thể mở rộng hơn là lấy các source cũ hoặc có liên quan đến video đang làm vì buộc phải cần có để trám vào những chỗ thiếu hụt hay vì mục đích nào đó, ở đây không phải vấn để về chuyên môn mà là các lý do thời tiết hay kinh phí không cho phép chứ thật ra quay đúng góc máy đúng thời điểm vẫn là ok nhất nhé.
Hỗ trợ từ thiết bị chống rung
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ hàng loạt các thiết bị chống rung dành cho điện thoại ra đời. Có đủ các tên tuổi lớn trên thị trường điện tử như OEM, ZHIZUN, DJI…
Việc sử dụng các thiết bị này cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần bỏ ra 5 – 10 phút đọc qua sách hướng dẫn là biết sử dụng ngay. Cách sử dụng các thiết bị này đa số đều giống nhau. Sử dụng như các thiết bị chống rung quay phim chuyên nghiệp.
Bạn chỉ cần lắp điện thoại mình vào và sử dụng. Để thiết bị này hỗ trợ chống rung hiệu quả bạn phải có một chút kiến thức về cách hoạt động của nó. Nó còn phụ thuộc khá nhiều vào cách vận hành của bạn. Nhưng chắc chắn một điều là vấn đề rung lắc khi quay phim sẽ được giải quyết tối ưu.
Các vấn đề cần chú ý
Bạn phải là người làm chủ tình hình khi mọi chuyện đã bắt đầu. Bố cục và nét đã đúng nhân vật hay chưa, các vấn đề về ánh sáng, âm thanh phải ổn định.
Để đảm bảo các yếu tố đó đã được chỉnh chu thì bạn nên setup ngay từ ban đầu. Sự chuẩn bị ngay từ ban đầu phần nào giúp bạn tự tin và tiết kiệm thời gian. Khi quay phim bằng điện thoại không bị rung khác với sử dụng máy quay phim chuyên nghiệp.
Đó là chế độ lấy nét, chủ yếu là lấy nét tự động theo mặc định của máy.
Đa số các điện thoại bây giờ đều được hỗ trợ lấy nét tự động. Việc này có ưu điểm cũng kèm theo nhược điểm.
Ưu điểm:
Lấy nét nhanh nếu quay phim cho các hoạt động có tốc độ cao thì việc này giúp bạn làm chủ được độ nét của hình ảnh mà không cần bạn phải mất thời gian canh nét từng chút từng chút.
Nhược điểm:
Đôi khi việc lấy nét tự động sẽ không lấy đúng chủ thể bạn muốn lấy, ví dụ như trong một bối cảnh có rất nhiều chi tiết, mục đích của bạn muốn lấy một trong các chi tiết đó thì tự động lấy nét không thực hiện được việc đó mà nó sẽ lấy hết các chi tiết hoặc nó sẽ lấy các chi tiểt của con người như mắt, mũi…
Nhưng các bạn yên tâm, trên một số các thiết bị chống rung cho điện thoại bây giờ thì có hỗ trợ nút vặn lấy nét bằng tay trên thân máy, bạn có thể dùng tay phải để di chuyển góc máy và tay trái cứ theo nét nhân vật thì quá mượt cho cảnh quay của bạn. Còn những cảnh quay chỉ có một nhân vật hay không có quá nhiều chi tiết thì bạn cứ để nét tự động và dùng cả hai tay giữ chặt thiết bị khi di chuyển góc máy để khỏi mỏi tay và khung hình được mượt mà hơn.
- Kỹ thuật quay phim, chụp ảnh: https://seotukhoa.com.vn/
- Tốc độ chụp Shutter Speed trong nhiếp ảnh kỹ thuật số.