Một góc quay tốt sẽ giúp cho bộ phim được mạch lạc và xuyên suốt hơn, bên cạnh đó còn tăng thêm tính thẩm mỹ cho người xem. Trường hợp bạn chọn góc máy sai sẽ khiến cho khung hình bị chết, từ đó thông điệp về mặt hình ảnh cũng như ngôn ngữ không được truyền tải một cách trọn vẹn.
Vai trò của góc quay giúp cho việc cảm nhận và xây dựng mỗi thước phim được tốt hơn. Cụ thể, đây là một yếu tố kỹ thuật không thể thiếu khi quay phim, nó được tạo nên từ sự cân xứng của chiều sâu, chiều rộng và chiều dài.
Phần 1: Chuẩn bị
Để có thể thực hiện cách quay phim cũng như làm phim một cách chuyên nghiệp nhất, thì điều đầu tiên mà bạn cần chú ý đó chính là chuẩn bị. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết sau đây.
Máy ảnh
Máy ảnh được xem là vật dụng quan trọng và không thể thiếu khi thực hiện làm phim. Thực tế, nhiều người thường nghĩ làm phim thì cần những loại máy ảnh có cấu hình cao, giá thành đắt. Tuy nhiên, việc chọn mua máy ảnh giá đắt hay rẻ, cấu hình cao hay thấp là hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích về cách làm phim của bạn.
Sử dụng phần mềm dựng phim
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm dựng phim vô cùng chuyên nghiệp, mà khi thực hiện cách làm phim bạn không nên bỏ lỡ. Tùy thuộc vào mục đích làm phim mà bạn có thể lựa chọn phần mềm phù hợp để tạo nên những kỹ xảo và chất lượng hình ảnh tốt nhất.
Phần 2: Viết về bộ phim
Xây dựng ý tưởng
Cách quay phim sẽ phụ thuộc rất nhiều vào ý tưởng cho bộ phim đó. Khác với việc lên ý tưởng cho việc sáng tác truyện (chú trọng về ngôn từ), thì việc lên ý tưởng cho bộ phim sẽ chú trọng hơn về mặt hình ảnh. Có như vậy thì lúc quay phim mới có thể thực hiện xuyên suốt, mạch lạc, tránh gặp những lỗ hổng về bối cảnh, nhân vật…
Sau khi đã xây dựng được ý tưởng cơ bản, thì việc tiếp theo mà bạn cần thực hiện trong cách làm phim đó chính là mở rộng ý tưởng. Cụ thể, việc mở rộng này sẽ tập trung chính vào nhân vật và cảnh phim, ví dụ như: nhân vật chính, nhân vật phụ; bối cảnh chính, bối cảnh phụ; tình huống phim; cao trào phim; các cảnh xung đột…
Viết kịch bản
Sau khi đã xây dựng thành công ý tưởng thì bạn sẽ tiến hành viết kịch bản cho bộ phim mà bạn muốn xây dựng. Hiện nay, thể loại kịch bản phim theo dạng Storyboard đang được nhiều biên kịch đánh giá cao. Tuy nhiên, đối với dạng kịch bản này thì đòi hỏi người viết phải có năng khiếu cả về hình ảnh và ngôn từ, vì nó thiên về tranh ảnh.
Khi xây dựng kịch bản theo dạng Storyboard, bộ phim sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Bởi bối cảnh, lời thoại được xây dựng một cách chi tiết, cụ thể nên khi quay đạo diễn và diễn viên có thể nắm bắt một cách dễ dàng.
Phần 3: Xây dựng trực quan trong cách làm phim
Phát triển tính thẩm mỹ cho bộ phim
Tính thẩm mỹ cho bộ phim ở đây được hiểu là những hình ảnh chân thực và sắc nét nhất về bộ phim. Để tạo nên được điều này thì sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách quay phim, như: cách lấy bố cục cho bối cảnh, cách căn chỉnh ánh sáng, cách lựa chọn những góc quay ấn tượng, tông màu trong mỗi thước phim… Nếu các yếu tố này được xây dựng một cách hoàn hảo, chắc chắn thước phim mà bạn dựng nên sẽ gây được ấn tượng đối với người xem.
Chú ý đến trang phục của nhân vật
Trong làm phim, trang phục và bối cảnh là hai yếu tố luôn song hành với nhau. Ví dụ, bạn làm phim về cuộc sống nông dân nông thôn thì không thể sử dụng trang phục là áo vest, quần âu. Ngược lại, nếu bạn quay phim quảng cáo về cuộc sống thành thị thì không thể để nhân vật mặc những bộ quần áo bà ba, tứ thân…
Chú ý về ánh sáng
Một bộ phim sẽ trở nên thu hút và lôi cuốn hơn nếu như phần ánh sáng được xây dựng một cách chỉn chu. Một điều mà bất cứ nhà làm phim nào cũng cần chú ý đó chính là nên sử dụng ánh sáng thực tế nhiều hơn, tránh chỉnh sửa màu sắc quá đà bởi nó sẽ làm cho bộ phim mất đi tính thực tế.
Lựa chọn địa điểm quay phim
Bước cuối cùng trong phần xây dựng trực quan trong cách làm phim đó chính là lựa chọn địa điểm quay phim. Cụ thể, có hai cách quay điển hình nhất là trong nhà và ngoài trời. Riêng đối với cảnh quay trong nhà thì bạn cần phối cảnh và sử dụng thêm ánh sáng nhân tạo, để thước phim không bị tối màu.
Phần 4: Xây dựng đoàn làm phim hỗ trợ
Việc làm phim không phải là của một cá nhân mà là của cả một tập thể, bởi nó đòi hỏi phải thực hiện nhiều bước khác nhau. Chính vì vậy, việc xây dựng một đoàn làm phim hỗ trợ là bước cực kỳ quan trọng. Theo đó, một đoàn làm phim hoàn chỉnh sẽ bao gồm: Đạo diễn, đạo diễn hình ảnh, quay phim, người dựng cảnh, người phụ trách phần âm thanh, ánh sáng và diễn viên phim.
Thông thường, trong đoàn làm phim mỗi người sẽ có một trách nhiệm cụ thể, tuy nhiên trong nhiều trường hợp cũng cần hỗ trợ lẫn nhau, nhằm giúp cho bộ phim được hoàn hảo hơn.
Phần 5: Dựng phim và chỉnh sửa
Sau khi bạn đã hoàn thành xong các cảnh quay thì sẽ tiến hành dựng phim và chỉnh sửa.
Chú ý đến thiết bị
Nếu trước khi làm phim bạn cần kiểm tra máy quay, công cụ hỗ trợ và ứng dụng chỉnh sửa thì sau khi làm phim xong bạn cũng cần kiểm tra các thiết bị một lần nữa. Việc làm này nhằm đảm bảo có thể khắc phục được các lỗi một cách nhanh chóng nhất (nếu có).
Kiểm tra lại những lỗ hổng về cảnh quay
Sau mỗi cảnh quay, bạn cần kiểm tra lại một lượt để xem có lỗ hổng nào về bối cảnh và nhân vật hay không. Đừng để sau khi kết thúc một loạt cảnh quay mới quay lại kiểm tra từ đầu. Việc làm này sẽ khiến cho bạn mất rất nhiều thời gian và khó kiểm soát được về mặt chất lượng. Thực tế, có rất nhiều bộ phim sau khi chiếu lên rồi mới phát hiện được lỗi sai nhưng không thể chỉnh sửa được.
Dựng phim
Sau khi đã kiểm tra và chắc chắn không có lỗ hổng nào trong cách làm phim thì bạn sẽ tiến hành dựng phim. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể sử dụng phần mềm dựng phim phù hợp. Việc dựng phim cần có sự hỗ trợ của các bộ phận khác chứ không riêng gì bộ phận dựng phim.
Sau khi phim đã được dựng xong, tất cả các bộ phận nên ngồi lại với nhau, xem một lượt phim và đóng góp ý kiến, cả về mặt tích cực và tiêu cực. Điều này nhằm giúp cho bộ phim được khắc phục những lỗi đang mắc phải (nếu có). Như vậy, sau khi bộ phim được xuất bản sẽ tạo được ấn tượng và thu hút với người xem.
Phần mềm Adobe After Effects
Nếu như Photoshop được mệnh danh là thầy phù thủy trong việc chỉnh sửa ảnh thì After Effects là thầy phù thủy trong làm video, làm phim chuyên nghiệp. Phần mềm này không chỉ được sử dụng nhiều ở Việt Nam mà còn được rất nhiều các nhà dựng phim chuyên nghiệp trên thế giới sử dụng.
Phần mềm này không chỉ người dùng cho việc chỉnh sửa các video thông thường và sử dụng để tạo nên những thước phim chuyên nghiệp để tạo kỹ xảo, hiệu ứng cho video.
Phần mềm After Effect hỗ trợ rất nhiều tính năng vì nó đa dạng các ứng dụng, các tiện ích. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gây khó khăn cho người sử dụng bạn cần phải có kiến thức căn bản, đam mê và có sự đầu tư bài bản nếu không sẽ nhanh chán nản.
Phần mềm Sony Vegas Pro
Phần mềm Sony Vegas Pro là một phần mềm làm phim thuộc hỗ trợ chỉnh sửa video với nhiều chất lượng khác nhau như các chất lượng video SD, HD, 2K, 4K …cho phép bạn thay đổi âm thanh, hiệu ứng trong video của mình.
Phần mềm SONY Vegas Pro còn hỗ trợ người dùng công cụ biên tập chuẩn xác nhất phục vụ cho quá trình làm phim. Chương trình cung cấp các tính năng như: kéo thả, cắt phim, biên tập hàng loạt… chỉ cần sử dụng chuột và bàn phím. Phần mềm cũng sở hữu rất nhiều các hiệu ứng đẹp, độc lạ để thước phim của bạn sẽ không bao giờ bị đụng hàng với người khác, chỉ cần sự sáng tạo vô hạn của bạn. Nếu bạn là người mới tập làm phim thì đây sẽ là phần mềm bạn nên sử dụng trước khi đến với các phần mềm cao cấp hơn như Adobe After Effects.
Phần mềm ProShow Producer
Phần mềm ProShow Producer là phần mềm làm video từ ảnh chuyên nghiệp, cho phép bạn cắt ghép các video với nhau tạo những thước phim lung linh đẹp mắt. ProShow Producer là phần mềm phổ biến được dùng tại các ảnh viện áo cưới, bởi tính năng nổi bất nhất của phần mềm này đó là có thể chèn thêm các hiệu ứng từ bên ngoài chứ không chỉ là các hiệu ứng có sẵn trong phần mềm.
Cách quay video bằng máy ảnh đơn giản mà đẹp mê hồn
Nhiều người khi mới bắt đầu học dựng phim thường cảm thấy lo lắng vì không biết thực hiện cách quay video như thế nào. Thực chất, quá trình quay này rất đơn giản nếu bạn nắm vững các bước kỹ thuật.
Bước 1: Chuẩn bị
Bước đầu tiên trong phần hướng dẫn quay video đó chính là chuẩn bị. Và máy ảnh chính là vật bất ly thân mà bạn không thể thiếu. Tùy vào điều kiện tài chính, nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn dòng máy phù hợp. Để thước phim được sắc nét, không bị mờ nhòe hay rung lắc khi quay thì bạn nên chuẩn bị thêm một số phụ kiện hỗ trợ như: chân máy, ống kính, đèn màu (trong điều kiện thiếu ánh sáng…).
Bước 2: Thiết lập thông số cho máy ảnh
Bước thứ 2 trong cách quay video mà bạn cần nắm đó chính là thiết lập thông số cho máy ảnh. Thực tế, việc thiết lập này vô cùng đơn giản bởi hầu hết các máy ảnh hiện nay đều được trang bị nút quay video độc lập. Vì vậy, bạn chỉ cần bấm nút quay video mà không cần quan tâm đến máy ảnh đang để chế độ nào.
Có một số lưu ý mà bạn cần quan tâm khi quay video đó là trên màn hình máy ảnh sẽ hiện lên những thông số kỹ thuật như: độ phân giải video, chất lượng hình ảnh, yếu tố màu sắc… Vì vậy, nếu muốn thực hiện quay video sao cho sắc nét hơn thì bạn nên lưu ý thêm về những thông số này.
Bước 3: Thực hiện cách quay video
Để có thể thực hiện cách quay video đẹp thì bạn cần chú ý đến những yếu tố sau đây.
Định dạng video
Định dạng video sẽ giúp cho mỗi thước phim có được sự sắc nét và đạt yêu cầu mà bạn đặt ra ngay từ đầu. Cụ thể, có những định dạng video như sau:
HD: 1280 x 720 điểm ảnh
Full HD: 1920 x 1080 điểm ảnh
WVGA: 854 x 480 điểm ảnh
VGA: 640 x 480 điểm ảnh
Theo đó nếu thực hiện quay video đối với những loại phim chuyên nghiệp thì bạn nên sử dụng định dạng HD hoặc Full HD. Tuy nhiên 2 định dạng này tốn khá nhiều dung lượng bộ nhớ nên bạn chú ý cân nhắc khi lựa chọn thiết bị.
Lấy nét
Khi thực hiện cách quay video, nếu bạn không thực hiện lấy nét thì sẽ khiến cho video bị mờ nhòe. Việc lấy nét trên máy ảnh khi quay rất đơn giản bởi các máy ảnh đều được hỗ trợ lấy nét tự động khi quay. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì bạn nên sử dụng cách lấy nét bằng tay, bởi không những nhanh chóng mà còn giảm thiểu được tạp âm của tiếng motor điều khiển nét.
Âm thanh
Âm thanh cũng chính là yếu tố mà bạn cần chú ý khi quay video, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của mỗi đoạn video mà bạn thực hiện. Để video được chất lượng hơn thì bạn nên tận dụng cổng nối với microphone để thu âm tốt nhất. Tránh thu âm bằng stereo trên máy sẽ khiến cho chất lượng âm thanh không đạt được như mong muốn.
Bước 4: Biên tập video
Sau khi đã thực hiện xong các bước hướng dẫn quay video nêu trên thì bước cuối cùng mà bạn cần thực hiện đó chính là biên tập video. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm biên tập, chỉnh sửa video mà bạn có thể sử dụng. Tuy nhiên, thực tế thì nhiều người vẫn còn rất lúng túng trong việc biên tập video bởi chưa nắm được các thông số kỹ thuật cũng như các hiệu ứng.
Các góc quay phim cơ bản
Góc máy cao
Nhằm tạo cảm giác mạnh mẽ cho khung hình, các nhà quay phim thường ưu tiên sử dụng những góc máy cao. Ưu điểm nổi bật nhất của góc máy này đó chính là mang lại cái nhìn bao quát, toàn diện cho người xem. Thông thường, góc máy này sẽ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực quay phim chuyên nghiệp, quảng bá du lịch hoặc quay sự kiện.
Góc máy thấp
Góc máy thấp chính là một trong các góc quay phim cơ bản, mà nhiều nhà quay phim vẫn thường ưu tiên sử dụng đối với những cảnh quay gần, quay một nhóm người. Ưu điểm khi sử dụng góc quay này đó chính là tạo nên được dấu ấn đặc biệt về một chủ thể hoặc nhân vật mà bạn có chủ ý muốn nhắc đến. Bên cạnh đó, nó còn giúp tạo được sự liên kết giữa khán giả với tình huống đang xảy ra.
Góc máy ngang
Nếu muốn quay cận cảnh và làm nổi bật chủ thể một cách trực diện, thì góc máy ngang chính là lựa chọn hoàn hảo. Mặc dù góc quay này giúp mang lại những khung hình chân thật nhất, tuy nhiên khó tạo được tính kịch tính trong trường hợp cần sự cao trào của tình huống. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng góc quay này đối với những tình huống nhẹ nhàng, đối thoại bình thường giữa các nhân vật.
Góc máy từ xa đến gần
Góc máy từ xa đến gần là sự kết hợp của các góc quay phim cơ bản, bao gồm: góc máy ngang, góc máy cao, góc máy thấp. Theo đó, bạn có thể tận dụng từ góc máy trên cao đến góc máy thấp để làm nổi bật chủ thể, hoặc tận dụng góc máy từ xa đến góc máy ngang để làm nổi bật tính đặc tả cho nhân vật hoặc tình huống. Đối với góc máy này thì bạn chỉ sử dụng trong những thước phim đòi hỏi tính cao trào, nhằm tạo sự kịch tính cho người xem.
Chế độ chụp ảnh trên máy kỹ thuật số
Chế độ Program máy ảnh của bạn sẽ dựa vào lượng ánh sáng đi qua ống kính để tự động chọn cả tốc độ màn trập lẫn khẩu độ. Cân bằng hai yếu tố này để có được một bức ảnh hoàn hảo. Trong trường hợp bạn đưa ống kính vào vùng có nhiều ánh sáng, khẩu độ sẽ tăng lên trong khi vẫn giữ tốc độ màn trập ở mức khá nhanh. Khi bạn đưa ống kính vào vùng tối, khẩu độ sẽ giảm đi đồng thời duy trì tốc độ màn trập ở một mức nhanh hợp lý. Nếu ánh sáng không đủ, khẩu độ sẽ ở mức tối đa mà ống kính của bạn cho phép.
Chế độ ưu tiên tốc độ màn trập
Ở chế độ này, máy ảnh sẽ tự động lựa chọn khẩu độ cho bạn dựa vào lượng ánh sáng đi qua ống kính. Nếu như nhiều ánh sáng, máy ảnh sẽ tăng khẩu độ lên để giảm ánh sáng đi vào cảm biến. Trong trường hợp ít ánh sáng, máy ảnh sẽ giảm khẩu độ xuống để tăng lượng ánh sáng đi vào cảm biến.
Tuy nhiên ở chế độ này tốc độ màn trập rất dễ làm cho bức ảnh bị thiếu sáng hoặc thừa sáng. Vì nếu trong trường hợp lượng ánh sáng xung quanh không đủ bạn lại đặt tốc độ màn trập thành một con số rất nhanh, phơi sáng của bạn lúc này sẽ bị giới hạn bởi khẩu độ tối thiểu của ống kính và ngược lại khi bạn đặt tốc độ màn trập quá lâu, ảnh sẽ dễ bị dư sáng do phơi sáng quá mức.
Chế độ ưu tiên khẩu độ
Trong chế độ này bạn sẽ đặt khẩu độ thủ công, máy sẽ dựa vào lượng ánh sáng đi qua ống kính để tính toán tốc độ màn trập phù hợp. Cụ thể như sau:
Nếu có nhiều ánh sáng, máy ảnh sẽ làm tốc độ màn trập nhanh hơn. Nếu thiếu ánh sáng, máy ảnh sẽ làm tốc độ màn trập lâu hơn để cảm biến ảnh thu nhận được nhiều ánh sáng hơn. Trong cả hai trường hợp máy ảnh đều giữ nguyên khẩu độ mà bạn đã cài vào trước đó.
Chế độ ưu tiên độ khẩu phù hợp cho chụp ảnh chân dung, phong cảnh hay các sự việc diễn ra hàng ngày. Khi sử dụng chế độ này bạn có thể kiểm soát độ sâu trường ảnh theo mong muốn. Khả năng ánh sáng sẽ không bị thiếu hoặc thừa bởi giới hạn tốc độ màn trập của máy ảnh rất rộng, nhanh thì 1/4000 giây – 1/8000 giây còn chậm thì lên đến 30 giây hoặc hơn. Chính vì vậy, với khoảng giới hạn rộng, có thể đáp ứng tốt hầu hết mọi nhu cầu sử dụng.
Tiêu cự là khoảng cách đo được từ tâm ống kính đến cảm biến máy ảnh, nói cách khác tiêu cự ống kính cho ta biết mức độ phóng đại mà ống kính đạt được trong quá trình chụp ảnh.
Ví dụ như bạn có một ống kính với tiêu cự là 40mm và bạn có thể nhìn thấy được một ngọn núi ở rất ra, nhưng nếu ống kính tiêu cự 400mm thì bạn chỉ có thể nhìn thấy những cái cây trên ngọn núi đó mà thôi.
Nghĩa là: Tiêu cự máy ảnh sẽ quyết định phạm vi cảnh mà bạn có thể chụp được, như ví dụ mà chúng tôi nói ở trên, khi tiêu cự máy ảnh càng ngắn thì góc máy càng rộng. Và tiêu cự càng dài thì vật thể ở xa trông như lớn hơn.
Tiêu cự và hệ số Crop
Nếu bạn sử dụng một máy ảnh có cảm biến Crop như Nikon D5300, Canon 7D, hay Sony A6000,… thì khi chụp cùng một tiêu cự, ảnh sẽ có góc nhìn hẹp hơn so với khi chụp trên máy ảnh cảm biến Full-frame.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn mà mỗi máy ảnh Full- time và crop có những ưu điểm và nhược điểm hoàn toàn khác nhau.
Những điều cần biết về tiêu cự máy ảnh
Tiêu cự không quan trọng bằng trường nhìn
Có hai yếu tố xác định trường nhìn của một ống kính là: tiêu cự và kích thước cảm biến. Trường nhìn hay còn được gọi là góc nhìn đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với tiêu cự, bởi nó cho bạn biết ống kính “nhìn” được bao nhiêu khung cảnh.
Tuy nhiên, do trường nhìn thay đổi tùy thuộc vào kích thước cảm biến nên các nhà sản xuất cho chúng ta thông tin thay thế thông qua các số đo tiêu cự.
Ống kính góc rộng là ống kính để “thu vào
Bất kỳ ống kính nào có trường nhìn rộng hơn 63 độ thì đều là ống kính góc rộng. Đó thường là các ống 35mm hoặc ngắn hơn trên máy ảnh full-frame.
- Hướng dẫn quay phim, chụp ảnh đẹp: https://seotukhoa.com.vn/
- Cách quay phim bằng điện thoại sao cho đẹp và không bị rung.