Tìm hiểu về một số thuật ngữ trong seo

Tìm hiểu về một số thuật ngữ trong seo, SEo từ khóa, Quản trị website

Hôm nay công ty seo online chúng tôi sẽ cho các bạn tìm hiểu về cấu trúc website bao gồm tìm hiểu những yếu tố sau đây: những trang hiện có trên website, cách chúng liên kết với nhau :

  • Cấu trúc thanh điều hướng chính
  • Để đi từ trang chính (hoặc những trang quan trọng) đến trang con, bạn sẽ đi theo những con đường nào

Học xong chương này, bạn sẽ học được những kỹ thuật tốt nhất cũng như các lý thuyết liên quan, những lỗi thường gặp cũng như các công cụ và phương pháp luận để nâng cao chất lượng cấu trúc site.

Cấu trúc website hiệu quả là tối quan trọng nếu bạn muốn máy tìm kiếm có thể tìm được nội dung trên website của bạn và mang chúng tới người dùng. Nếu bọ tìm kiếm không thể truy cập trang web, chúng cũng không thể xếp hạng trang web đó. Từ quan điểm của người dùng, cấu trúc website cũng rất quan trọng. Khách hàng có thể dễ dàng tìm ra sản phẩm hoặc dịch vụ họ cần không phụ thuộc rất nhiều vào điều này. Nếu gặp khó khăn khi tìm kiếm thông tin, chắc chắn họ sẽ tìm đến trang web khác và hiếm khi quay trở lại trang web của bạn lần thứ 2.

Tìm hiểu về một số thuật ngữ trong seo, SEo từ khóa, Quản trị website

Về cơ bản, một cấu trúc web tốt đảm bảo tất cả các trang được móc nối với nhau theo cách mà cả người dùng và máy tìm kiếm có thể dễ dàng đọc nội dung của mỗi trang cũng như di chuyển từ trang này sang trang khác trên website của bạn. Nó đồng thời cũng giúp máy tìm kiếm biết được trên website trang nào quan trọng hơn và nên được đưa lên bảng kết quả tìm kiếm hơn các trang khác.

Thời gian mà người dùng mất để tìm ra thứ họ muốn là dấu hiệu của việc điều hướng tốt hay xấu.

Trong SEO, việc này được biểu thị bằng số lượt click mà người dùng cần để đi từ trang chính đến trang chứa thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang tìm kiếm. Đây là những trang kiếm tiền của bạn.

vì vậy, số lượt click đến trang này càng ít càng tốt. Bên cạnh đó, tập trung link cho những trang này để tăng thứ hạng của chúng trên bảng kết quả tìm kiếm.

Mặc dù thế giới Web đã tiến những bước dài, những điều căn bản về cấu trúc Web vẫn không hề thay đổi: Bạn cần luôn đảm bảo những trang quan trọng trên website phải thật gần trang chủ, càng gần càng tốt. Mong sau khi xem bài này các bạn sẽ hiểu rõ hơn .

1. SEO: Viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization là công việc đi tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm giúp cho website đạt được thứ hạng cao khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm dịch vụ đang kinh doanh.

2. CTR: Là tỷ lệ số người click vào website trên số lần hiển thị của trang web. Ví dụ: Có 100 người tìm kiếm và nhìn thấy website của bạn trên google nhưng chỉ có 10 người click vào xem trang web ==> CTR = 10%. Để đạt được CTR cao thì tiêu đề + mô tả trang web phải hấp dẫn.

3. CRO: Viết tắt của Conversion Rate optimization – Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, biến khách hàng truy cập vào website thành khách hàng tiềm năng (có khả năng đưa ra quyết định mua hàng).

Ví dụ: 100 khách hàng truy cập vào website nhưng chỉ có 5 khách đưa ra quyết định mua hàng (đặt hàng, nhấc máy gọi điện mua hàng) thì tỷ lệ chuyển đổi là 5%.

(*) Lưu ý: Tỷ lệ chuyển đổi phụ thuộc vào 1 số yếu tố như:

– Mức độ chuyên nghiệp của website.

– Giá cả của sản phẩm, dịch vụ trên trang web của bạn so với đối thủ cạnh tranh.

– Thương hiệu của công ty.

– Sự chuyên nghiệp trong khâu tư vấn, chăm sóc khách hàng…

4. PR (Page Rank): Chỉ số đánh giá mức độ uy tín của website do Google đưa ra xếp hạng theo thứ nguyên từ 0 – 10. Chỉ số PR càng cao, mức độ uy tín của website càng cao. Google xếp hạng PR cho webiste phụ thuộc vào số lượng + chất lượng backlink trỏ về trang web.

5. Index: Quá trình google bot lấy dữ liệu website và lưu vào trong bộ nhớ của Google (đánh chỉ mục). Chỉ khi nào website được index thì mới xuất hiện khi người dùng tìm kiếm.

6. Robots.txt: Là file điều hướng cho phép các công cụ tìm kiếm được phép index nội dung nào bên trong trang web. Giả sử trong website có 1 bài viết mà bạn không muốn xuất hiện trên google thì có thể sử dụng File Robots.txt để ngăn google bot index bài này.

Tìm hiểu về một số thuật ngữ trong seo, SEo từ khóa, Quản trị website

7. DA, PA: Viết tắt của cụm từ Domain Authority và Page Authority là chỉ số đánh giá mức độ uy tín của trang web do Seomoz đưa ra (tương tự như PR của google nhưng hiện nay 2 chỉ số này phổ biến hơn).

DA và PA xếp hạng từ 0 – 100. DA, PA càng cao, mức độ uy tín của website càng cao. Chỉ số DA đánh giá mức độ uy tín chung cho toàn trang (1 tên miền), PA đánh giá giá mức độ uy tín của từng bài viết, chuyên mục bên trong website. Bạn có thể cài addon Mozbar để xem được chỉ số PA và DA cho trang web.

8. Backlink: Liên kết từ 1 trang web khác trỏ về website của mình. Google coi backlink là yếu tố quan trọng thứ 2 sau nội dung để đánh giá và xếp hạng cho trang web.

9. Internal Link (liên kết nội bộ) là liên kết giữa các trang bên trong phạm vi của 1 trang web.

10. Anchor Text: hay còn gọi là văn bản neo là các từ hoặc cụm từ (thông thường là từ khóa) được sử dụng để gắn link điều hướng người dùng và công cụ tìm kiếm.

11. Onpage Seo: Là các yếu tố về Seo được thực hiện bên trong website giúp website trở nên thân thiện với công cụ tìm kiếm.

12. Offpage Seo: Là các yếu tố về Seo được thực hiện bên ngoài phạm vi website (nôm na là quá trình đi xây dựng backlink trỏ về website).

13. Thẻ ALT: Thẻ mô tả hình ảnh, giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của hình ảnh đang nói về điều gì.

14. Meta Description: Thẻ mô tả nội dung của trang web.

15. Title: Thẻ tiêu đề của trang web.

16. Sitemap: Sơ đồ của trang web, giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc của website. Sitemap có 2 loại là sitemap cho người dùng (sitemap.html) và sitemap cho các công cụ tìm kiếm đọc hiểu (sitemap.xml).

Tìm hiểu về một số thuật ngữ trong seo, SEo từ khóa, Quản trị website

17. Rich Snippets: Là các thông tin hiển thị bổ sung bên cạnh kết quả tìm kiếm (hiển thị dưới dạng như dấu sao, số lượng đánh giá, hình ảnh tác giả…) nhằm giúp nổi bật hơn các kết quả tìm kiếm từ đó tăng tỷ lệ CTR.

18. Domain Age: Tuổi đời của tên miền (được tính từ thời điểm tên miền đăng ký). Giống như 1 nhân viên làm việc lâu năm trong công ty, website có tuổi đời tên miền càng cao thì độ uy tín càng cao.

19. Heading: Các thẻ tiêu đề (từ H1-H6) được sử dụng để nhấn mạnh phần nội dung quan trọng của trang web đến các công cụ tìm kiếm.

20. Domain Keyword: Tên miền chứa từ khóa – 1 trong những yếu tố google xếp hạng cho trang web.

21. RSS: Nguồn cấp dữ liệu, cho phép các trang web, hoặc người dùng được phép lấy tin tự động từ website về.

☎ Chi tiết liên hệ theme miễn phí: 0972.123.018

 ? https://www.facebook.com/ctyseoonline/

? Kho giao diện miễn phí cho anh em lựa chọn: https://seotukhoa.com.vn/du-an-thuc-hien/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CHAT 💬 ZALO